Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Chó nhiễm giun móc

I.KHÁI NIỆM

Bệnh giun móc trên chó do giun Ancylostoma canium ký sinh trên ruột non chó thuộc họ Ancylostomatidae, bộ phụ Strongylata.
Hình thái A.caninum có màu hồng nhạc, túi miệng sâu, có 3 đôi răng lớn, giun đực dài 9-12 mm, túi đuôi phát triển, hai gai giao cấu bằng nhau. Giun cái dài  dài hơn từ 10-21 mm, lỗ sinh dục cái ở nửa sau thân, đuôi gai nhọn. Trứng giun dài 0,06-0,0066 mm, rộng 0,037-0,042 mm, thường có 8 phôi bào khi mới theo phân ra ngoài.

Vòng đời phát triển trực tiếp: Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, bên trong trứng dã có 8 phôi bào. Ở môi trường ngoài, sau 1-3 tuần gặp các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, phôi bào trong trứng phát triển thành ấu trùng, ấu trùng thoát ra khỏi trứng qua 2 lần lột xác thành ấu trùng cảm nhiễm xâm nhập vào ký chủ qua hai đường:

- Qua thức ăn, nước uống hoặc các vật dự trữ: ấu trùng vào thành ruột và thành dạ dầy, ở đó vài ngày rồi trở về ruột non và phát triển thành dạng trưởng thành.
- Qua da: Ấu  trùng xuyên qua da vào cơ thể ký chủ, theo hệ thống tuần hoàn về tim, phổi, đến khí quản rồi mới trở về ruột non và phát triển thành dạng trưởng thành.
- Thời gian hoàn thành vòng đời của giun móc chó hết 14 ngày đến 20 ngày.
- Bệnh gặp hầu hết trên chó ở các lứa tuổi, bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa, thần kinh và ho hấp.

II/ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ CỦA CHÓ MẮC BỆNH GIUN MÓC

- Tỷ lệ mắc: Tỉ lệ nhiễm giun móc trên chó khá cao thường chiếm 60- 65 % trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa được mang đến phòng khám. Trong đó chó nội chiếm 40%, chó ngoại chiếm 50%, do chó ngoại có sức đề kháng kém hơn cho nội và chó ngoại được nuôi nhiều ở thành phố nên có tỉ lệ khảo sát lớn.

- Bệnh gặp trên hầu hết các giống chó: chó lai, chó ta, chó Berger, chó fox, chó Nhật, Alaska, Samoy, Chihuahua, Bully, Rottweiler…Chó nuôi thả tự do ở sân vườn, trang trại, công xưởng tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn chó nuôi trong nhà, trong chuồng riêng do chó dễ tiếp xúc với ấu trùng của giun móc trong môi trường đất nước.

- Về lứa tuổi mắc bệnh: Tỉ lệ chó nhiễm giun cao nhất ở lứa tuổi 3-12 tháng chiếm 50%, kế đến là độ tuổi  1 - 2 tháng tỷ lệ nhiễm bệnh là 30%, chó trên 12 tháng tỷ lệ nhiễm thấp nhất 20%.
Về mùa vụ mắc bệnh: Khả năng nhiễm giun móc ở chó là quanh năm, tuy nhiên mùa hè và mùa thu tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn nhiều so với mùa đông, do ở nhiệt độ cao trứng phát triển thành ấu trùng nhanh hơn ở nhiệt độ thấp.

Liên quan giữa việc tẩy giun sán định kỳ và tỷ lệ mắc bệnh: Đối với chó tẩy lần 1 lúc 1 tháng tuổi, và lặp lại hàng tháng cho đến khi được 6 tháng thì mỗi 6 tháng tẩy 1 lần. Với những gia đình thực hiện tẩy giun sán đầy đủ theo khuyến cáo của bác sỹ thú y thì tỷ lệ nhiễm thấp, nhưng nếu không thực hiện được việc tẩy giun sán thì tỷ lệ nhiễm giun móc là khá cao.

III/ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

Hầu hết chó nhiễm A.caninum đều gầy còm, chậm lớn, lông xù, xơ xác chiếm 95-100%, chó ăn uống bất thường hoặc bỏ ăn, nôn mửa, phân có mầu nâu đen hoặc thỉnh thoảng có máu tươi chiếm 80-85%, nằm bệt chiếm 30%, run rẩy co giật chiếm 10%.

Khi ký sinh, giun móc A.caninum với cấu tạo có ba đôi răng nhọn cắm sâu vào niêm mạc  ruột non của chó, hoặc bám chặt vào mô cơ động mạch của chó để hút máu, làm cho ruột chó bị xuất huyết nhiều nơi, ruột non viêm sưng dầy, cứng, đàn hồi kém.

 Mặt khác, giun móc cũng thải ra các độc tố tác động lên thần kinh làm chó mệt mỏi, giảm tính thèm ăn, bỏ ăn. Khi độc tố của giun móc tiết ra nhiều làm chó có triệu chứng thần kinh như run rẩy, co giật. Những chó nhiễm ấu trùng A.caninumgiai đoạn đầu, khi chúng đi qua phổi làm chó ho khan dữ dội phổi thường có nhiều điểm xung huyết do hậu quả của ấu trùng di hành qua.

VI/ KHUYẾN CÁO CHO NGƯỜI NUÔI CHÓ, MÈO:

khi nuôi chó trong nhà  và thường xuyên ôm ấp vuốt ve thú nuôi nên tẩy giun sán định kỳ cho chó mỗi tháng 1 lần cho đến khi chúng được 6 tháng thì cứ 6 tháng tẩy lại, nên tẩy bằng các loại thuốc như: Exotral, Endogard (virbac), Drontal(Bayer) là những thuốc an toàn và rất hiệu quả trong việc kiểm soát tất cả các loại giun ở đường tiêu hóa trên chó hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét