Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Chó Bun Pháp

Chó Bun Pháp (French Bulldog) là một giống chó Bun có nguồn gốc từ nước Pháp nhưng có xuất xứ từ Anh Quốc. Là giống chó được nuôi làm chó cảnh để bầu bạn, sau đó, chúng dần trở thành những thành viên thân thiện của nhiều gia đình ở Mĩ. Chúng được đánh giá cao không những ở bản năng thích trìu mến và tính khí dễ chịu mà còn sự lanh lợi, hoạt bát nhưng không quá hiếu động, ngoài ra chúng cũng còn là một thợ săn chuột rất tích cực và hiệu quả.

bulldog

Lịch sử, nguồn gốc:
Nguồn gốc Chó Bulldog Pháp có nguồn gốc xuất xứ từ nước Anh như là một phiên bản thu nhỏ của giống Bulldog Anh. Vào năm 1860, các nhà nuôi chó người Pháp nhập khẩu một số chó giống này từ Anh và lai chúng với giống chó sục Pháp. Những người yêu thích chó ở Pháp yêu thích với loại chó mới này và đặt tên cho chúng là chó Bun Pháp. Khi giống chó này được trưng bày tại triển lãm chó của Anh thì đã gây nên một cuộc tranh luận trong dư luận Anh vì cái tên của nó. Người Anh cho rằng chó Bun (Bulldog) là cái tên có nguồn gốc từ nước Anh và là một trong những biểu tượng của nền văn hoá Anh.

Đặc điểm:
Đây là một loại chó Bun có kích thước nhỏ, nhưng trông cường tráng, cứng cáp. Thân mình rất chắc chắn và gọn gàng, núc níc, dáng đi thẳng thắn và rất nhẹ nhàng. Chúng cao 12 inches (30 cm). Về kích thước có 2 loại chó Bun Pháp loại từ 19-22 pounds (9–10 kg) và từ 22-28 pounds (10–13 kg). Cân nặng tối đa là 3,1 kg (7 cân anh). Đối với chó Bun Pháp, chiều cao không quan trọng so với sự cân đối của cơ thể. Cơ thể của loài chó này được coi là cân đối nếu chiều cao tính đến vai gần tương đương với chiều dài từ vai đến hết mông. Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rông hơn phần hông.
Chúng có đôi tai to, thẳng đứng rất giống với tai dơi. Mõm phẳng, hàm rất khoẻ, mũi tẹt và hếch. Đầu hơi bẹt và nhỏ hơn so với chó Bun Anh. Chúng có trán tròn. Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải có màu nâu, trắng, vện và trộn lẫn giữa chúng. Da chúng mềm mại, rất dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đuôi thẳng hoặc xoắn. Là giống có mức độ rụng lông ở mức trung bình. Lông dài, lông rủ xuống rất thẳng và đều đặn về các phía, rẽ ngôi từ chóp mũi tới đuôi.
Chúng sống lâu khoảng 10-12 năm. Các bệnh có thể gặp gồm các bệnh liên quan đến mắt và đường hô hấp, nếu chó quá nặng dễ gặp vấn đề trong hô hấp vì bụng quá to. Nó có thể thở khò khè, ngáy và bị trướng bụng. Giống chó này không biết bơi do thể trạng cấu tạo của nó, cần trông chừng nếu nhà có bể bơi. Chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ cao có thể làm cho chúng nhức đầu. Thích hợp hơn với nhiệt độ mát mẻ. Chăm sóc cho bộ lông đòi hỏi rất ít cho việc chăm sóc bộ lông. Chỉ cần chải lông đều đặn.

Tập tính:
Là loại chó cảnh khá ồn ào và thông minh. Có khả năng biểu cảm và bộc lộ tâm trạng, có tính cách rất dễ chịu và biết nghe lời. Rất thích chơi đùa và rất có tình cảm. Dịu dàng và rất vui nhộn, chúng còn thông minh và dễ huấn luyện. Tò mò hiếu động nhưng cũng cảnh giác và lanh lợi. Dễ hoà đồng với mọi người và các súc vật nuôi khác, nhưng thường gắn bó rất trung thành với một người. Có thể chơi đùa hoà bình với các loài chó khác. Đôi khi một vài con đực có thể hơi hung dữ, nhưng không phải là phổ biến.
Giống chó này rất cần đến sự quan tâm của chủ. Chúng tương đối bướng bỉnh, nhưng vẫn có thể huấn luyện được khi người chủ tỏ ra kiên nhẫn. Để việc huấn luyện được thành công, không nên đánh đập hay quát mắng. Loại chó này rất sạch sẽ, yêu thích bầu bạn, rất hiếu động và đôi khi khá nhắng nhít. Tuy vậy chúng không sủa lung tung và gây ồn ào. Rất thân thiện vớí trẻ con. Thích hợp với điều kiện sống trong các căn hộ. Có thể dễ dàng thích nghi với điều kiện trong nhà mà không cần đến sân vườn. Hoạt động Không nên cho chúng chạy nhảy nhiều trong thời tiết nóng bức. Chúng rất thích chạy nhảy và chơi đùa hàng giờ liền.
Sưu tầm

Cách chữa bệnh tiêu chảy cho chó

Bệnh tiêu chảy ở chó là một bệnh cấp tính hoặc mạn tính được gây nên bởi một hay nhiều nguyên nhân khác nhau và đều có chung một hậu quả là triệu chứng tiêu chảy phân lỏng ở chó, làm gia tăng số lần đi tiêu và trọng lượng phân trong một ngày so với mức bình thường.

Đặc điểm:
  • Bệnh có thể do một hoặc một nhóm nguyên nhân gây nên.
  • Mức độ nguy hiểm có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cá thể...
  • Tiêu chảy có thể kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, viêm dạ dày-ruột làm mất nước, điện giải, máu... dẫn đến suy nhược cơ thể và có thể gây tử vong. Nguy hiểm nhất là tiêu chảy cấp tính.
  • Bệnh có thể lây hoặc không lây tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở chó. Một số nguyên nhân thông thường của tiêu chảy như: nhiễm virut, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, thuốc, thức ăn..

Tiêu chảy do nhiễm virus:
  • Tiêu chảy do virut bệnh caré. Virut bệnh caré có tên khoa học là Canine distempervirus, thuộc chiMorbilivirus, họ Paramixoviridae
  • Bệnh Caré đã có ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ từ giữa thế kỷ XIII. Năm 1905, Henri Caré người pháp đã phân lập được virut này và từ đó bệnh này mang tên ông. Đặc điểm gây bệnh của virut này là làm viêm cata niêm mạc tiêu hóa, viêm phổi và triệu chứng thần kinh. Sức đề kháng của virut này rất yếu, ở nhiệt độ thường, ngoài ánh sáng, virut chết sau vài giờ.
  • Virut xâm nhập vào cơ thể chó qua đường tiêu hóa, đường hô hấp rồi vào máu. Tiếp đó xâm nhập vào các tế bào biểu mô. Thời gian nung bệnh 6 - 9 ngày.
  • Chó mắc bệnh này ở hầu hết các lứa tuổi, chó 2 - 3 tháng tuổi bị bệnh sẽ rất nặng và chết với tỷ lệ cao.
  • Ban đầu con vật sốt cao 1 - 2 ngày rồi lùi lại, chó ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, thích nằm một chỗ (có trường hợp bị kích thích), sau đó vài ngày, cơn sốt tiếp theo lại xuất hiện và đồng thời xuất hiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa, hô hấp và da. Ở đường tiêu hóa, viêm cata dạ dày-ruột, nôn mửa, đi chảy phân lỏng lẫn niêm mạc ruột và máu, con vật khát nước. Ở đường hô hấp, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản rồi thành viêm phổi, con vật khó thở, chảy nước mũi, thậm chí lẫn máu. niêm mạc mắt của chó bị viêm thường xuyên, con vật chảy nước mắt, ban đầu trong, loãng, sau đó đục dần. Ở da, phần da bụng, trong đùi, bẹn, mi mắt xuất hiện những mụn đỏ hoặc vàng. Gang bàn chân thường tăng sinh sau 3 tuần. Trạng thái con vật có thể buồn bả, ủ rủ hoặc hung dử, về sau thường co giật các cơ, run rẩy, cuối cùng có thể bị bại liệt.

Sưu tầm

Vì sao không nên cắt tỉa râu cho chó?

Râu chó không giống như sợi lông bình thường. Chúng thực ra là cơ quan xúc giác này gọi là râu mép và giúp chó có thể định hướng được không gian. Chúng hoạt động như máy dò ra-đa và chú chó của bạn dùng chúng để ước lượng khoảng cách ngắn và định hướng trong điều kiện ánh sáng yếu. Nếu bạn để thợ cắt tỉa râu cho cún cưng thì hành vi của nó có thể thay đổi.

có nên cắt tỉa râu cho chó

Râu chó hoạt động như thế nào?
Những sợi râu chó thực ra không cảm nhận được điều gì nhưng chúng giúp chú chó của bạn đo lường và xác định khoảng cách.
Chân rễ râu mép sâu hơn nhiều so với những sợi lông bình thường và khi râu mép rung thì truyền tín hiệu đến não bộ của con chó về vị trí tương đối chính xác của các đối tượng xung quanh.
Nói cách khác, râu chó hoạt động như râu của con bọ. Chúng phản ứng trực tiếp với sự đụng chạm hoặc thậm chí với một cơn gió nhẹ thổi qua. Nếu bạn muốn chơi một trò chơi nho nhỏ và kiểm tra hành vi của cún cưng thì bạn hãy thử tát nhẹ lên cún con của bạn. Ngay lập tức, cún cưng chắc chắn sẽ chớp mắt.
Liệu có nên cắt tỉa râu chó và chuyện gì sẽ xảy ra?
Nếu bạn cắt hoặc tỉa râu cho chú chó của mình, nó sẽ khiến cho con chó ấy bị mất phương hướng. Một khi khả năng xúc giác của chú chó bị giảm thì nó có thể trở nên xấu hổ, hiền lành, nhút nhát hoặc không chắc chắn về môi trường xung quanh cũng như di chuyển một cách kỳ lạ. Nó có thể cảm thấy sợ hãi và thậm chí biểu hiện thái độ hung hãn và cáu kỉnh.
Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi trên chính là không. Bạn không nên cắt tỉa râu cho cún cưng. Đó là cách dễ nhất để tránh những hậu quả trên. Đừng làm cho cuộc sống của những chú chó trở nên gò bó chỉ vì một phương pháp làm đẹp thẩm mỹ nho nhỏ. Và khi bạn cân nhắc về những thay đổi xấu đã được đề cập ở trên thì bạn sẽ thấy râu chó trông cũng khá dễ thương và có lý do để không phải cắt nó đi.

Sưu tầm - Theo dognotebook.com

7 dấu hiệu cho thấy mèo cưng đang thể hiện tình cảm với bạn

Mèo là một trong những vật nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng có vô số những quan niệm sai lầm về chúng. Quan niệm sai lầm nhất có lẽ là mèo lạnh lùng và không thân thiện. Ý nghĩ này rất phổ biến, mặc dù không ai mà thực sự nuôi một chú mèo tin điều đó. Những người chủ nuôi mèo luôn biết có rất nhiều cách chú mèo thể hiện tình cảm của chúng. Dưới đây là 7 cách đó.

1. Mèo liếm bạn
meo_the_hien_tinh_cam
Chắc rằng, da của bạn có chút vị mặn, nhưng chú mèo của bạn sẽ không liếm bạn chỉ vì hương vị đó. Chú mèo liếm láp bạn cũng cùng với lý do chúng liếm láp bản thân chúng là để làm sạch và chải chuốt. Hiển nhiên là bạn không có lớp lông như chúng, nhưng việc chải chuốt của mèo còn vì những mục đích khác như thiết lập mối quan hệ gần gũi, giống như mèo mẹ thường làm với con của mình. Nếu như mèo liếm bạn có nghĩa là chúng coi bạn như gia đình của chúng.

2. Khi mèo kêu grừ..ừ.. thích thú với bạn

meo_the_hien_tinh_cam

Tiếng kêu của mèo giúp chúng giao tiếp thể hiện nhiều cảm xúc đa dạng, nhưng thường xuyên nhất đó là dấu hiệu thể hiện sự thân thiện và tình cảm của chú mèo. Mèo mẹ và mèo con cũng dùng tiếng kêu để giao tiếp với nhau, thậm chí nếu chú mèo của bạn kêu để nói cho bạn biết rằng nó đang cảm thấy không thoải mái như đói, mệt mỏi hoặc ốm, thì điều đó có nghĩa là chúng coi bạn là một người quan trọng để “nói” những điều đó. Bạn là người quan trọng mà chú mèo sẽ gọi khi cần giúp đỡ.

3. Khi mèo cho bạn thấy bụng của chúng

meo_the_hien_tinh_cam

Khi chú mèo lăn tròn và cho bạn thấy bụng của chúng, có nghĩa là chúng thể hiện sự tin tưởng sâu sắc với bạn (bởi vì bụng là vùng dễ bị tổn thương và là nhược điểm của loài mèo). Điều này giống như chú mèo muốn nói với bạn rằng nó tin tưởng bạn và nó biết bạn sẽ không làm hại nó. Đó cũng là một hành động vui vẻ của chú mèo, và nó muốn thu hút sự chú ý của bạn. Nhưng đừng nhầm lẫn đó là lời mời gọi để chà bụng như với loài chó. Nếu bạn tiếp xúc bàn tay với bụng chú mèo chúng sẽ cảm thấy không an toàn và bạn có thể bị cào.

4. Khi mèo dụi đầu vào người bạn

meo_the_hien_tinh_cam

Bất kỳ hình thức dụi đầu nào của mèo cũng là để thể hiện tình cảm với bạn. Lý do chúng dụi đầu vào bạn là vì chúng muốn đánh dấu mùi hương của chúng với bạn. Mèo dụi đầu vào người bạn là để đánh dấu bạn là một thành viên trong gia đình và là người đáng tin cậy của chúng.

5. Mèo ngủ trên lòng bạn hay bên cạnh bạn
meo_the_hien_tinh_cam
Thật là lãng phí tiền mua giường cho mèo khi mà chúng vẫn ngủ cùng bạn mỗi tối trong khi chiếc giường của chúng cũng ở trong phòng và không được dùng đến. Bạn biết là không phải do nhiệt độ cơ thể bạn mà chú mèo ngủ cạnh bạn phải không? Chú mèo muốn ngủ với bạn cũng cùng một lý do mà chúng luôn theo bạn từ phòng này sang phòng khác trong khoảng thời gian chúng thức. Bạn là một người quan trọng – người quan trọng nhất trong mắt chú mèo của bạn và chúng muốn ở bên cạnh bạn bất cứ khi nào có thể.

6. Mèo nháy mắt với bạn

cách mèo thể hiện tình cảm

Đừng nhìn chằm chằm vào chú mèo của bạn. Mèo không thích bị nhìn chằm chằm vì đó là dấu hiệu của sự xâm chiếm. Giống như vậy, đó là một dấu hiệu xấu nếu chú mèo nhìn chằm chằm vào bạn. Tuy nhiên, nếu chú mèo nhìn bạn một cách nhẹ nhàng và nháy mắt chậm và bình tĩnh, thì điều đó thể hiện tình cảm yêu mến và tin tưởng của chú mèo với bạn. Giống như cái chớp mắt đầu tiên trong cuộc thi nhìn không chớp mắt, chú mèo của bạn nháy mắt để thể hiện rằng nó nhìn bạn như với một người bạn chứ không phải một kẻ thù tiềm năng. Cách phản ứng lại thích hợp với chú mèo? Chớp mắt nhẹ nhàng lại với chú mèo. Nó giống như chia sẻ một cuộc trò chuyện im lặng hay một nụ hôn thân thiện.

7. Mèo “tẩm quất” cho bạn

meo_the_hien_tinh_cam

Thường được gọi là “làm bánh quy”, đó là khi chu mèo dùng chân của chúng để nhấn vào bạn nhiều lần lặp đi lặp lại. Hành động đó là dấu hiệu rõ ràng thể hiện tình cảm của chú mèo với bạn. Mèo làm điều này vì khi còn là mèo con chúng làm thế để có nhiều sữa mẹ khi bú. Đó là bản năng mà cho thấy tình cảm sâu sắc của chú mèo với bạn.

Ngắm nhìn loài chó bướm Papillon xinh đẹp

 Papillon

LoạiChiều caoCân nặngVòng đời
Chó cảnh20,32 - 27,94 cm đến bờ vai1,35 - 5,4 kg13 - 17 năm

Từ papillon trong tiếng Pháp nghĩa là "con bướm", và đó cũng là tên của những chú cún nhỏ nhắn đáng yêu cùng với đôi tai dựng đứng rất đặc trưng. Nhưng đừng để vẻ ngoài xinh xắn của Papillon đánh lừa bạn, mặc dù với kích thước nhỏ bé của mình, chúng thực ra lại là "một gã khổng lồ trong thân hình nhỏ bé" cùng với sự thông minh khéo léo hơn nhiều.
Đặc tính:
Thích nghiratingThân thiệnratingRụng lôngrating
Độ cảm kíchratingNhu cầu hoạt độngratingNhu cầu đi chơirating
Muốn ở nhàratingNhu cầu chăm sócratingThân với người lạrating
Hay sủaratingSức khỏeratingKiểm soát lãnh thổrating
Thân với mèoratingThông minhratingThích nghi huấn luyệnrating
Thân với trẻ nhỏratingVui vẻratingCảnh giớirating

Tổng quát:
papillonĐiều đầu tiên về ngoại hình củachó Papillon đập vào mắt bạn đó là - đôi tai cánh bướm mang nhãn hiệu của riêng chúng, bộ lông mượt mà cùng đôi mắt đen láy chứa chan tình cảm. Nhưng ở sâu bên trong cơ thể nhỏ nhắn đó lại ẩn chứa một sự thông minh lanh lợi vượt trội khỏi phần lớn đồng loại của mình: từ tốc độ, sức bền tới khả năng thích nghi, hòa đồng với hoàn cảnh mới xung quanh.
Kích thức nhỏ bé đồng nghĩa với việc chúng có thể sống thoại mái trong bất cứ căn hộ nào, nếu như nhận được sự chăm sóc, huấn luyện phù hợp để ngăn chặn sủa và những vấn đề nhỏ khác. Và cũng như những giống chó nhỏ khác, huấn luyện Papillon cũng không phải điều gì khó khăn cho lắm.
papillonThực tế, Chó Papillon không phải là lựa chọn sáng suốt nếu bạn muốn một chú chó điềm đạm không cần quá nhiều các bài tập thể dục. Chúng rất thông minh và rất thích cảm giác kích thích khi được tham gia các hoạt động hoặc các bài tập. Chúng cần thời gian để có thể chạy nhảy các nơi và làm bạn với những chú chó nhỏ khác, cũng như đi dạo ít nhất 1 lần 1 ngày. Các hoạt động hàng ngày là lựa chọn sáng suốt của bạn nếu bạn muốn tránh không để chúng tự tiêu khiển một mình theo cái cách mà, có lẽ bạn sẽ không muốn đâu... Đây là giống chó có thể tiếp thu và thực hiện được rất nhiều các môn thể thao, như chạy đua, bắt bóng, cướp cờ, theo dấu... Và nếu bạn muốn bắt đầu một món huấn luyện mới cho chúng, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Tuy rằng chúng có đủ sự cảnh giác và nhanh nhẹn, thì không thể phủ nhận Papillon vẫn là một giống chó cực nhỏ, và vẫn cần sự bảo vệ từ những đứa trẻ hay cáu giận và những con chó khác. papillonThực ra Papillon 
không nhận ra sự bé nhỏ của bản thân đâu, nên chúng khá thường xuyên tiến hành thách thức những con chó to lớn hơn chúng nhiều, hoặc là nhảy từ tầng cao xuống thẳng mặt đất, và kết quả là... gãy xương. Bất chấp điều đó, chúng có thiên hướng suy nghĩ rằng "càng đông, càng vui" và chúng thích sống trong những nơi có nhiều vật nuôi. Phần lớn Papillon  có thể bắt thân với mèo rất nhanh.
Chúng được đặt tên theo đôi tai của mình, đôi tai giống như cặp cánh bướm - "papillon" trong tiếng Pháp cũng có nghĩa là "con bướm".
Thông tin khác:
  • Các nhà nhân giống Papillon luôn phải nuôi cún con cho đến khi chúng 12 tuần tuổi để đảm bảo chúng đủ trưởng thành để sống được ở nơi ở mới.
  • Papillon có hai loại: Một loại với đôi tai dựng đứng, được gọi là Papillon (bướm) và loại còn lại với đôi tai rủ, gọi là Phalene (tiếng Pháp nghĩa là sâu bướm) - được phát âm là "Phơ - lin".
  • Papillon có tuổi thọ khá cao - lên tới 17 năm - và nói chung là khỏe mạnh, nhưng chúng có thể sẽ nảy sinh các vấn đề về sức khỏe, bao gồm các loại chấn thương đầu gối nếu bị sa khí quản hoặc các bệnh răng miệng.



ddhiep (Vetstreet)